Liên hệ theo số điện thoại được treo trên một căn nhà phố đường Hai Bà Trưng, Q.1, đoạn trước chợ Tân Định, chúng tôi được một người tự nhận là chủ nhà, tên H. tiếp chuyện.
Ông H. cho biết, giá thuê mặt bằng này là 90 triệu đồng/tháng. Nếu thuê sẽ phải đặt cọc tương ứng tiền thuê cả sáu tháng. Người này cho biết, còn có 2 nhà phố cho thuê trên đường Ngô Đức Kế, Q.1 với giá khoảng 400 triệu đồng/tháng vẫn đang trống.
Dù mặt bằng trên đường Hai Bà Trưng vẫn chưa có khách thuê trong nửa năm qua nhưng ông H. không thương lượng giá, chỉ miễn phí thời gian thi công cải tạo nội thất.
Tại các nhà phố cho thuê có vị trí đắc địa hơn, tình trạng trả mặt bằng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Mới đây nhất là mặt bằng được đánh giá đẹp nhất và thuộc hạng đắt đỏ nhất TP.HCM, từng được các nhãn hàng F&B giành giật, cũng đang bỏ trống.
Đó là mặt bằng tại địa chỉ 325 Lý Tự Trọng, toạ lạc ngay vòng xoay Ngã Sáu Phù Đổng, Q.1. Trong vòng 5 năm trở lại đây, mặt bằng cho thuê này đã trở thành điểm đến yêu thích của những thương hiệu F&B nổi tiếng, mặc dù giá thuê không hề rẻ.
Mở cửa hàng tại mặt bằng 325 Lý Tự Trọng từ cuối năm 2022, tuy nhiên mới đây thương hiệu chuyên bán vali, túi xách cũng đã trả mặt bằng.
Theo nhiều thông tin, vào năm 2019, giá thuê mặt bằng này chỉ 14.000 USD/tháng và sau đó cứ tăng dần theo năm. Đến cuối 2022, bên thuê mặt bằng này phải trả khoảng 26.000 USD/tháng, tương đương gần 650 triệu đồng/tháng.
Theo một môi giới chuyên cho thuê mặt bằng khu vực Q.1, TP.HCM, các nhãn hàng thuê mặt bằng này không nhằm mục tiêu kinh doanh đơn thuần. Bởi lẽ nơi đây không có chỗ đậu xe, giá thuê lại cao, kinh doanh hoà vốn đã khó chứ chưa nói đến có lợi nhuận.
Môi giới này cho rằng, các mặt bằng tại Ngã Sáu Phù Đổng thường được các doanh nghiệp nhắm đến với mục đích quảng bá thương hiệu là chính. Còn kinh doanh đơn thuần chắc chắn sẽ không thể bám trụ được lâu.
Dự báo thời điểm thị trường nhà phố cho thuê phục hồi
Theo khảo sát của một đơn vị nghiên cứu thị trường, trong năm qua, thị trường nhà phố cho thuê tại TP.HCM sụt giảm mạnh. Nếu như trước đây, nhà phố cho thuê tại tuyến đường sầm uất như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi… rất hút khách thì nay tỷ lệ trả mặt bằng khá cao. Lượng tin rao cho thuê tăng khoảng 50% so với năm trước đó.
Trong khi đó, giá cho thuê nhà phố khu trung tâm vẫn neo ở mức cao và chưa có sự điều chỉnh. Thống kê cho thấy, giá thuê trung bình tại một số tuyến đường kinh doanh sầm uất tại TP.HCM lại có xu hướng tăng nhẹ.
Như giá thuê trung bình nhà phố trên đường Hai Bà Trưng hiện khoảng 135 triệu đồng/tháng, đường Nguyễn Thị Minh Khai 120 triệu đồng/tháng, đường Cách Mạng Tháng Tám 85 triệu đồng/tháng, hay giá thuê trên đường Phan Xích Long, Q.Phú Nhuận khoảng 75 triệu đồng/tháng.
Một chuyên gia bất động sản phân tích, có ba nguyên nhân dẫn đến thị trường nhà phố cho thuê ảm đạm trong thời gian qua.
Thứ nhất, bên đi thuê mặt bằng đã có sự thay đổi mô hình kinh doanh từ bán hàng truyền thống sang thương mại điện tử. Từ sau dịch Covid-19 đến nay, thương mại điện tử phát triển rất nhanh. Hình thức kinh doanh này vừa tiện lợi cho người mua, vừa giúp người bán giảm chi phí thuê mặt bằng.
Thứ hai, khó khăn về kinh tế dẫn đến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, lượng khách đi mua sắm khu vực trung tâm sụt giảm. Nguyên nhân thứ ba là xu hướng mở rộng thị trường tỉnh của các doanh nghiệp.
Về diễn biến của thị trường nhà phố cho thuê thời gian tới, vị chuyên gia này dự báo trong nửa đầu năm 2024 sẽ có sự điều chỉnh. Bên cho thuê sẽ phải giảm giá và điều khoản thuê sao cho phù hợp với bên đi thuê. Thị trường sẽ có sự chuyển động lớn trong năm nay nhưng để phục hồi thì phải sang năm 2025.
Hàng loạt mặt bằng đẹp nằm trên những con đường sầm uất tại TP.HCM vẫn chi chít các biển quảng cáo, chờ khách thuê mới.
" alt=""/>Mặt bằng cho thuê đắt đỏ nhất TP.HCM bỏ trống, lộ thời điểm thị trường phục hồiNam thanh niên điều khiển xe máy với tốc độ cao, khi gặp tình huống bất ngờ suýt chút nữa đã phải trả giá bằng mạng sống của mình…
" alt=""/>Mũ bảo hiểm cứu sống người đi xe máy khi bị xe tải quệt vào đầuNigmabước vào loạt trận mới nhất tại vòng bảng ESL One Germany 2020với mục tiêu giành chiến thắng áp đảo để xoa dịu fan hâm mộ sau màn nhập cuộc kém ấn tượng. Nhưng mudgolems đã chứng tỏ họ không dễ bắt nạt và buộc Nigma phải “phơi áo” 0-2 vào rạng sáng nay (14/10).
Thiếu vắng đội trưởng Kuro “KuroKy” Salehi Takhasomi, Nigma đã thất bại trong 2/3 trận đã đấu tại ESL One Germany. Bất ngờ để thua Yellow Submarineở trận ra quân vào đêm 07/10, Nigma đã cân bằng hệ số nhờ đánh bại Tempo Esports vào rạng sáng ngày 10/10.
mudgolems, stack đã vượt qua vòng loại ESL One Germany, thậm chí còn chưa có logo
Tuy vậy, Nigma đang ở tình thế báo động sau cuộc đấu với mudgolems bởi theo Swiss-format, các teams sẽ bị loại ngay khi để thua ba trận mà không cần trải qua tối đa cả năm vòng đấu.
Storm Spirit trong tay Duško “BoraNija” Boranijaševic với KDA 26/2/14 đã khơi mào chiến thắng cho mudgolems. Nigma nổi tiếng với những màn lội ngược dòng không tưởng, nhưng đáng tiếc hôm nay họ không thể tái hiện điều đó trước mudgolems thi đấu tập trung.
Dù Nigma đã chơi tốt hơn ở Game 2 nhưng nó vẫn là không đủ ngăn mudgolems có được thắng lợi thuyết phục.
Nhờ hệ số 2-1, mudgolems đang tiến gần hơn tới vòng play-off. Ngược lại, Nigma sẽ không được phép thua nữa nếu còn muốn cạnh tranh tại giải đấu trị giá 400,000 USD. Hiện vẫn chưa rõ đối thủ tiếp theo của mudgolems và Nigma là ai.
Ở những diễn biến liên quan, EXTRERUM là team đầu tiên phải dừng bước tại ESL One Germany sau ba trận toàn thua trước Alliance, 5men và Cyber Legacy.
Cục diện vòng bảng ESL One Germany
Chỉ có Jabz mới thay được Jabz tại Fnatic
Fnatic không thể tìm ra người thay thế xứng đáng cho Anucha “Jabz” Jirawong và họ buộc phải đưa anh trở lại trong nỗ lực tái thiết đội hình Dota 2.
Jabz và Fnatic đã đường ai nấy đi từ ngày 09/9. Tại thời điểm đó, tổ chức đã lựa chọn Nico “eyyou” Barcelon thế chỗ cựu đội trưởng. Nhưng sau khi offlaner kỳ cựu Daryl “iceiceice” Pei Xiang quyết tâm rời đi vào ngày 16/9 mà không gia hạn hợp đồng, Fnatic nhận ra rằng eyyou không phù hợp.
Với hai stand-ins Lee “Forev” Sang-don và Kenny “Xepher” Deo, Fnatic đã xếp bét tại BTS Pro Series Season 3: Đông Nam Á. Sau khi thử nghiệm một vài players nhưng đều không đem lại kết quả khả quan, Fnatic quyết định chỉ có Jabz mới là người họ cần nhất vào lúc này.
Trong hơn một tháng vừa qua, Jabz cùng với những người bạn đã lập stack Among Us và giành được hạng ba tại BTS Pro Series Season 3: ĐNÁ trước khi giải thể.
Khác với lần trước, Jabz sẽ không chơi support 5 mà chuyển sang support 4. Djardel “DJ” Mampusti sẽ chuyển sang support 5 và đảm nhận luôn vai trò đội trưởng của Fnatic.
ĐỘI HÌNH THI ĐẤU CỦA FNATIC(từ pos.1-5):
Do vẫn đang hổng mất vị trí offlaner nên Fnatic chưa phát ra thông báo sẽ tham dự giải đấu nào tiếp theo.
None
" alt=""/>Dota 2: Nigma thua cả stack không có logo, Jabz lại là người của Fnatic